Nếu bạn đang có dự định xây dựng một ngôi nhà, một tổ ấm cho gia đình mình nhưng không biết bắt đầu từ đâu, không có kinh nghiệm, cũng chưa biết quy trình xây dựng như thế nào là hợp lý. Trong bài viết này, chúng tôi chia sẽ cho bạn 07 bước quan trọng để bắt đầu một dự án xây dựng cho đến khi kết thúc. Ngoài ra, chúng tôi sẽ chia sẽ những kinh nghiệm và giải pháp của chúng tôi trong ngành thiết kế xây dựng đến với các bạn từ đó giúp bạn có thêm nhiều kinh nghiệm và tránh được các rủi ro trong quá trình thi công.
Video Kts.Trần Văn Dinh (giám đốc Onus Architects) chia sẽ về kinh nghiệm thiết kế thi công xây dựng nhà
Bước 1: Xác định được nhu cầu của gia đình mình
Đây là bước quan trọng đầu tiên để có một ngôi nhà đáp ứng đầy đủ nhu cầu của bạn. Xác định nhu cầu là:
– Xác định số lượng người ở trong ngôi nhà để xác định kích thước diện tích các không gian chung cho gia đình và số lượng phòng ngủ.
– Xác định lối sống và sở thích của gia đình: ví dụ nếu gia đình bạn thường xuyên tiếp khách tại nhà thì cần có một không gian phòng khách rộng rãi hơn. Nếu bạn thường xuyên mời khách đến nhà dùng tiệc thì bạn cần có một không gian bếp ăn rộng rãi hơn hoặc một không gian dùng tiệc nằm ngoài sân vườn. Nếu bạn có các sở thích như hát karaoke, tập gym, giải trí, thư giản, trồng cây, hồ bơi, nuôi cá, chòi nghỉ,.. thì có thể đưa thêm các công năng này vào trong ngôi nhà của mình.
– Nếu quý vị đang tìm một khu đất để xây dựng nhà thì vị trí khu đất và môi trường xung quanh là điều mà bạn cần phải quan tâm. Vị trí của ngôi nhà có thể gần trường học, bệnh viện, siêu thị và giao thông công cộng thuận tiện. Xem xét các yếu tố môi trường như cảnh quan xung quanh, con người và ánh sáng tự nhiên. Các yếu tố đó tùy thuộc vào khả năng tài chính của bạn.
Bước 2: Tìm ý tưởng sơ bộ cho căn nhà của mình
Dựa vào phong cách sống, sở thích và mong muốn của gia đình mà bạn cần xác định phong cách thiết kế kiến trúc ngoại thất cũng như nội
thất ngôi nhà cho phù hợp.
Về ngoại thất, chúng tôi giới thiệu bạn một vài phong cách phổ biến để bạn tham khảo như: phong cách kiến trúc hiện đại, tân cổ điển và cổ điển.
Về nội thất, có các phong cách phổ biến như: hiện đại, tân cổ điển, cổ điển, bắc âu (scandinavian), sang trọng (luxury), đông dương
(indochine), tối giản (minimalish).
Hãy lựa chọn phong cách thiết kế thật kỹ càng và phù hợp, vì nó sẽ cùng đi với gia đình bạn lâu dài.
Bước 3: Chuẩn bị về tài chính
Các chi phí cho việc xây dựng hoàn thành ngôi nhà của bạn như: Chi phí thiết kế và xin giấy phép xây dựng, chi phí thi công xây dựng phần thô và phần hoàn thiện, chi phí giám sát công trình (nếu bạn có thuê giám sát), chi phí hoàn công, chi phí lắp đặt đồ nội thất và trang trí nội thất, và một ít chi phí dự trữ nếu có phát sinh trong quá trình thi công xây dựng.
Nếu các bạn chưa tính toán được phần dự trù kinh phí này, hãy để lại thông tin sau: diện tích khu đất, diện tích xây dựng, số tầng, phần mái vật liệu gì và vị trí xây dựng ở đâu,… Chúng tôi sẽ tính toán sơ bộ kinh phí dự trù và phản hồi lại cho bạn.
Bước 4: Lựa chọn đơn vị thiết kế và tiến hành thiết kế
Việc chọn đơn vị thiết kế (Kiến trúc sư) cho ngôi nhà của bạn là một quyết định quan trọng, ảnh hưởng đến chất lượng của ngôi nhà. Một ngôi nhà được thiết kế tốt không chỉ là nơi để sống mà còn là một không gian thể hiện phong cách và cá tính của gia chủ. Thiết kế thông minh mang đến sự thỏa mái, tiện nghi và môi trường sống chất lượng. Đơn vị thiết kế giúp bạn tối ưu hóa trong việc sử dụng diện tích, đảm bảo mọi không gian đều được sử dụng một cách hiệu quả, tận dụng ánh sáng tự nhiên và thông thoáng.
Việc lựa chọn đơn vị thiết kế có chuyên môn giúp đảm bảo rằng ngôi nhà được xây dựng theo kế hoạch với các tiêu chuẩn an toàn cao nhất, sử dụng các vật liệu bền vững, giảm các tác động xấu từ môi trường thiên nhiên cũng như thiên tai.
Khi lựa chọn một đối tác thiết kế cho ngôi nhà của bạn, hãy xem xét một số yếu tố sau: Lựa chọn một đơn vị thiết kế Uy Tín, Kiến trúc sư có có đủ bằng cấp, chứng chỉ để thực hiện công việc thiết kế, điều này đảm bảo họ đáp ứng được các tiêu chuẩn và quy chuẩn của ngành. Họ có kinh nghiệm thiết kế hay không, bằng cách xem các dự án đã thực hiện của KTS mà tương tự với phong cách công trình bạn đang có kế hoạch thực hiện. Mỗi Kiến trúc sư có một phong cách riêng, vì vậy hãy lựa chọn đối tác phù hợp với mong muốn của bạn. Ngoài ra, Kiến trúc sư phải có tư duy sáng tạo, độc đáo, hiểu biết về vật liệu, kỹ thuật xây dựng.
Có nhiều cách để tìm kiếm và chọn đơn vị chuyên nghiệp như: Qua sự giới thiệu, tư vấn của người thân và bạn bè, người đã có trải nghiệm về dịch vụ của đơn vị đó. Sử dụng internet và các trang mạng xã hội để tìm kiếm các đơn vị thiết kế uy tín, liên hệ và hẹn gặp trao đổi trực tiếp để bạn có thể dễ dàng đánh giá và đưa ra sựa lựa chọn,…
Sau khi lựa chọn được đơn vị thiết kế phù hợp, chúng ta sẽ đi sâu vào quá trình thiết kế. Bạn hãy trao đổi, chia sẻ tất cả các yêu cầu của gia đình mình đến KTS mà bạn đã chuẩn bị ở bước 1, bước 2, bước 3 và nhờ họ tư vấn thêm để họ có thể hiểu đúng và thực hiện đúng ý, từ đó họ có thể đưa ra phương án thiết kế phù hợp nhất cho ngôi nhà của mình.
Tất cả hồ sơ bản vẽ thiết kế cho một ngôi nhà bao gồm: Hồ sơ bản vẽ thiết kế kiến trúc, hồ sơ bản vẽ kết cấu, hồ sơ bản vẽ điện nước, hồ sơ bản vẽ thiết kế nội thất, hồ sơ bản vẽ thiết kế quy hoạch cảnh quan sân vườn (nếu bạn có một không gian sân vườn rộng, có nhu cầu làm đẹp thì hãy nhờ các KTS thiết kế).
Bước 5: Giấy phép xây dựng
Theo quy định của Luật Xây dựng, thì các công trình xây dựng nhà ở riêng lẻ phải có giấy phép xây dựng, trừ các trường hợp sau: nhà ở riêng lẻ có quy mô dưới 7 tầng thuộc các dự án có quy hoạch chi tiết 1/500 đã được phê duyệt; nhà ở riêng lẻ ở nông thôn có quy mô dưới 7 tầng và thuộc khu vực không có quy hoạch; Nhà ở riêng lẻ miền núi, hải đảo thuộc khu vực không có quy hoạch…
Bạn có thể nhờ công ty đang tư vấn thiết kế cho ngôi nhà của mình hoặc sử dụng dịch vụ xin giấy phép xây dựng để thực hiện việc xin phép xây dựng cho ngôi nhà của mình.
Lời khuyên của chúng tôi dành cho bạn là hãy đợi ít nhất cho đến khi chốt phương án thiết kế cơ sở với đơn vị thiết kế rồi mới bắt đầu nộp hồ sơ xin giấy phép xây dựng vì lý do để phương án thiết kế thi công cũng trùng khớp với bản vẽ xin phép xây dựng, thì sau này sẽ tránh được trường hợp điều chỉnh bản vẽ xin phép xây dựng hoặc khó khăn trong việc hoàn công. Phương án thiết kế cơ sở gồm: phương án thiết kế mặt bằng, hình ảnh phối cảnh 3D ngoại thất công trình, mặt đứng, mặt cắt công trình.
Bước 6: Lựa chọn nhà thầu và bắt đầu thi công xây dựng
Việc lựa chọn nhà thầu xây dựng có kinh nghiệm, uy tín là rất quan trọng để đảm bảo công trình xây dựng của bạn sẽ được thi công suôn sẻ, đúng với hồ sơ bản vẽ thiết kế và đạt được chất lượng cao nhất.
Ngoài ra, nhà thầu xây dựng có kinh nghiệm sẽ có khả năng quản lý công trình tốt hơn, họ thường biết cách xử lý các vấn đề phức tạp một cách nhanh chóng và hiệu quả, giảm các rủi ro cho công trình.
Hiện nay có các gói thi công như: Thi công xây dựng phần thô, thi công xây dựng hoàn thiện, thi công xây dựng trọn gói, thi công lắp đặt và
trang trí nội thất, thi công mở rộng cải tạo sửa chữa.
Chúng tôi có một vài lời khuyên như sau :
– Không nên lựa chọn đơn vị có đơn giá thi công thấp hoặc quá thấp so với thị trường, hãy quan tâm đến chất lượng công trình. Sẽ có các đơn vị báo giá với chi phí thấp để có thể lấy được công trình thi công nhưng sau đó không có lợi nhuận hoặc lợi nhuận thấp thì lại làm gian dối, cắt xén công trình dẫn đến công trình không còn chất lượng như thiết kế ban đầu, có thể gây xung đột giữa các bên và thậm chí liên quan đến pháp luật.
– Không nên tiết kiệm chi phí khi xây dựng phần thô vì đó là xương sống của ngôi nhà, hãy xây dựng phần thô cho thật kiên cố, bền vững. Nếu có tiết kiệm thì có thể tiết kiệm phần hoàn thiện và nội thất. Sau này nếu có tài chính, bạn có thể cải tạo hoặc mua sắm thêm nhưng không thể thêm được bất kỳ một cây sắt thép, xi măng hay các đường ống đã được đi âm vào kết cấu ngôi nhà.
– Vấn đề mà các bạn cần quan tâm đó là thấm dột, đặc biệt là các tỉnh thành như Miền Trung thì càng phải quan tâm vì hầu như tất cả các công trình đều bị thấm dột nếu xây dựng như cách trước đây. Một số vị trí dễ thấm dột như: tường ngoài, mái nhà, sân thượng, sàn nhà vệ sinh, những nơi thường xuyên tiếp xúc với nước. Một số giải pháp thông dụng hiện nay như xây tường ngoài và mái 2 lớp, sử dụng các loại sơn chống thấm, keo chống thấm, màng chống thấm tốt, thi công chống thấm đúng kỹ thuật, làm độ dốc cao để thoát nước nhanh và kiểm tra bảo trì định kỳ… Kinh phí thi công xây dựng thường sẽ cao hơn nhưng bạn sẽ luôn an tâm về ngôi nhà của mình.
– Một vấn đề cần phải quan tâm nữa, đặc biệt là đối với các tỉnh thành Miền Trung, đó là thiên tai gió bão, ngập lụt. Ngay cả thành phố Đà Nẵng, là thành phố nằm sát biển mà vài năm trở lại đây cũng bị ngập như vùng lũ, khiến cuộc sống bị đảo lộn, tài sản hư hại. Do đó, việc xây nhà mới hoặc cải tạo nhà nên nâng cao cốt nền, đảm bảo không bị ngập lụt. Đối với các vùng nằm trong sự ảnh hưởng của gió bão, thì còn phải quan tâm đến độ bền vững, công trình phải chịu được gió bảo, đề phòng khả năng bảo lớn hoặc có thể cao hơn là động đất (vì thiên tai không thể lườn trước được, do đó hãy phòng chống để bảo vệ gia đình mình trước khi thiên tai có nguy cơ xảy ra), các yếu tố này sẽ được các kỹ sư xây dựng của chúng tôi tính toán trên phần mềm hiện đại và đưa ra giải pháp phù hợp nhất.
– Có một vấn đề cũng khá quan trọng nữa, đó là chính sách bảo hành, bảo trì của công ty mà bạn cũng cần phải quan tâm nhé.
Bước 7: Hoàn công
Hoàn công nhà ở là bước cuối cùng để hợp thức hóa tài sản trên đất và quyền sử dụng đất, hiểu đơn giản, hoàn công là điều kiện để được cơ
quan nhà nước cấp hoặc đổi sổ hồng cho bạn.
Các bạn có thể nhờ đơn vị đang thi công xây dựng cho ngôi nhà của mình hoặc sử dụng dịch vụ hoàn công tại các đơn vị có chuyên môn để
thực hiện việc hoàn công cho ngôi nhà.
Vậy là chúng ta đã cùng nhau đi hết 7 bước quan trọng để quý vị có thể hình dung được hết quá trình xây dựng một ngôi nhà cho mình từ khi bắt đầu đến lúc dọn vào ở. Chúng tôi cũng đã chia sẻ các lời khuyên và giải pháp của chúng tôi để các bạn tránh được những sai lầm khi xây dựng tổ ấm cho gia đình mình.
Các bạn có bất kỳ câu hỏi nào về lĩnh vực thiết kế xây dựng muốn tư vấn thì liên hệ với Onus Architects qua số điện thoại 0939.512.979 và các trang mạng xã hội của chúng tôi như:
Website: https://onusarch.com/
Fanpage: https://www.facebook.com/onusarchitects
Youtube: https://www.youtube.com/@onusarchitects
Tiktok: https://www.tiktok.com/@onusarchitects
Chúng tôi cũng xin phép mời quý vị đăng ký theo dõi chúng tôi để cập nhật thêm nhiều thông tin và video hữu ích khác của chúng tôi trong thời gian sắp tới để giúp bạn có thêm nhiều kinh nghiệm để xây dựng tổ ấm cho mình tốt hơn.